TÂM LÝ TRẺ TUỔI BẾ BỒNG (0 - 1 tuổi)

Tâm lý trẻ tuổi bế bồng (0 – 1 tuổi) như thế nào? Để trả lời được câu hỏi đó trước tiên cần nắm được một vài đặc trưng sinh lý của trẻ giai đoạn này.
🎯 Đặc trưng sinh lý:
 
Lúc mới sinh, não trẻ nặng 400g, lượng tế bào thần kinh khá đầy đủ nhưng các sợi dây thần kinh chưa được hoạt hóa nên hoạt động của trẻ còn hạn chế.
 
Tuy nhiên, trẻ sẽ có một vài phản xạ không điều kiện như: phản xạ bú, phản xạ tự vệ (co người lại khi người lớn đụng vào, nheo mắt khi có ánh sáng,…). Ngoài ra, trẻ cũng có một vài phản xạ của chân tay, cùng với sự phát triển của các giác quan.
🎯 Đặc điểm tâm lý:
 
– Hoạt động chủ đạo của trẻ giai đoạn này là giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn.
 
– Người mẹ chiếm vị trí hàng đầu, quyết định sự hình thành và phát triển của trẻ.
 
– Sự thay đổi môi trường sống từ trong bụng người mẹ ra ngoài môi trường khiến trẻ gặp nhiều khó khăn. Điều này dễ khiến trẻ bị “KHỦNG HOẢNG TUỔI LỌT LÒNG” (0 – 3 tháng) với các biểu hiện: khóc dạ đề, ngủ nhiều hơn thức, ngủ ngày thức đêm,… Do vậy, trẻ cần nhận được sự giúp đỡ của những người xung quanh. Đặc biệt là người mẹ. Trẻ sẽ cảm thấy tin tưởng và bắt đầu giao tiếp với người lớn.
 
– Xuất hiện “phức hợp hớn hở” trong tâm lý trẻ tuổi bế bồng này khi trẻ có sự giao lưu, tiếp xúc trực tiếp với người lớn. Đặc biệt là với người thân trong gia đình. Đây là tiền đề quan trọng để tâm lý trẻ phát triển trong những năm tiếp theo.
 
– Cuối giai đoạn này, qua giao tiếp với người xung quanh, trẻ hình thành tiền đề của sự lĩnh hội ngôn ngữ. Nhờ đó mà các chức năng tâm lý mới được hình thành ở những giai đoạn sau.
🎯 Rối nhiễu tâm lý trẻ tuổi bế bồng:
 
– Trẻ khó hình thành niềm tin, có cảm giác khó khăn, sợ hãi khi hình thành nhân cách nếu người mẹ có những bất ổn, như: khó khăn về vật chất, sinh con ngoài ý muốn, v.v…
 
– Khi không được đáp ứng nhu cầu, trẻ sẽ biếng ăn, không chịu ăn với mẹ. Mà muốn người khác cho mình ăn. Trẻ cũng phản ứng bằng cách kêu khóc, thiếu năng động.
 
Trong trường hợp này, gia đình và thầy thuốc cần nắm được tâm lý trẻ, tìm hiểu nguyên nhân. Sau đó, cần quan tâm đến việc ăn uống, vệ sinh của trẻ.
🎯 Giải pháp cho tâm lý trẻ tuổi bế bồng:
 
– Khi trẻ vừa chào đời, người mẹ nên nhanh chóng tiếp xúc với con. Những người thân cần biết tạo dựng cảm giác về lòng tin, sự yêu thương cho trẻ.
 
– Mối quan hệ mẹ con là mối quan hệ đặc biệt trong giai đoạn này. Mối quan hệ này tác động đến mọi mặt phát triển của trẻ. Nó cũng tránh nguy cơ chậm phát triển và lệch lạc tâm lý, cũng như sinh lý sau này.
 
Sự giúp đỡ của người thân trong gia đình hình thành nên những cảm nhận cảm tính. Nó biến đứa trẻ từ một thực thể sinh vật thành một thực thể xã hội.
 
✅ Kết luận:
 
Như vậy, thấu hiểu được tâm lý trẻ tuổi bế bồng, cha mẹ và người thân của trẻ sẽ biết làm sao để giúp đỡ trẻ phát triển tốt nhất. Đồng thời, giúp trẻ vượt qua những trở ngại tâm lý giai đoạn này.
 
——————————————————————
HAPPY HOUSE
Tổ hợp Giáo dục – Vui chơi – Giải trí sắp sửa được khánh thành và đi vào hoạt động tại thành phố Cao Lãnh
Coming soon!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *