TÂM LÝ TRẺ TUỔI NHÀ TRẺ (1 - 3 tuổi)

Tâm lý trẻ tuổi nhà trẻ đã có sự diễn biến phức tạp hơn so với tâm lý trẻ ở tuổi bế bồng. Lúc này, trẻ cũng có nhiều vấn đề về tâm lý hơn giai đoạn trước đó.
🎯 Đặc trưng sinh lý:
 
Giai đoạn này, não trẻ đã gần nặng bằng não người lớn (1200g ở tuổi thứ 3). Tư thế đứng thẳng. Và những bước đi từ năm thứ nhất đến năm thứ 3 đã vững chãi hơn.
🎯 Đặc điểm tâm lý:
 
– Hành động của trẻ với các đối tượng xung quanh được coi là thành tựu rõ rệt đầu tiên trong lứa tuổi này.
 
Thông qua đó, trẻ dần hình thành được những nhận thức cơ bản về chúng. Trẻ có xu hướng bỏ tất cả những gì nó cầm được vào mồm để tìm hiểu.
 
– Trí nhớ vận động của trẻ rất phát triển, đặc biệt là những thao tác với đồ vật. Trẻ hướng tới những đồ vật và khám phá chúng theo kiểu đây là cái gì? có thể làm gì với cái này? làm thế nào?… Nhờ đó trẻ thiết lập được mối tương quan giữa các đồ vật với nhau. Có thể nói đây là nét đặc trưng trong tâm lý trẻ tuổi nhà trẻ.
 
– Bắt đầu từ năm thứ 2, TƯ DUY TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG của trẻ được phát triển. Trẻ học được cách kết hợp các động tác của nó để khám phá các vật xung quanh. Trẻ có thể tháo tung các đồ chơi của mình để xem bên trong nó thế nào.…
 
– Tư duy của trẻ lúc này mang tính VỊ KỶ, nhìn nhận sự việc một cách chủ quan. Tình cảm chi phối tâm tư trẻ. Ví dụ nếu vấp vào bàn bị đau, trẻ sẽ đổ lỗi cho bàn và đánh bàn.
– Sự phát triển về mặt ngôn ngữ là bước đột phá trong giai đoạn này. Tuy nhiên ngôn ngữ vẫn còn mang tính “vô định hình”. Sự biểu hiện ngôn ngữ của trẻ không giống người lớn. Trẻ có nói nhưng không phải ai cũng hiểu được.
🎯 Rối nhiễu tâm lý trẻ tuổi nhà trẻ:
 
– Nếu trong giai đoạn này cha mẹ luôn ngăn cấm trẻ tìm hiểu, khám phá, thì trẻ sẽ, hoặc là hình thành thói quen lúc nào cũng quan tâm đến bản thân mình, hoặc là tìm mọi cách để thực hiện đúng yêu cầu của bố mẹ.
 
– Nếu đứa trẻ bị cha mẹ bỏ mặc, không quan tâm đến nhu cầu cơ bản về ăn mặc hoặc bị đánh, không được đáp ứng nhu cầu về tình cảm, v.v… thì trẻ dễ phát sinh tính hung hăng, mặc cảm, tự ti và gây gổ với bạn bè cùng trang lứa. Những vấn đề về mặt tâm lý của trẻ ở tuổi này, nếu không được cải thiện sẽ kéo dài và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
🎯 Giải pháp cho tâm lý trẻ tuổi bế bồng:
 
– Cha mẹ nên đồng hành cùng trẻ trong quá trình khám phá thế giới xung quanh. Tránh tình trạng áp đặt, độc đoán theo chủ quan người của lớn.
 
– Tính cách trẻ đang trên bước đường hình thành. Do đó, cách ứng xử của người lớn góp phần quan trọng trong việc định hình tính cách trẻ.
.
✅ Kết luận:
 
Như vậy, tâm lý trẻ tuổi nhà trẻ (1 -3 tuổi) khá phức tạp và chịu ảnh hưởng lớn từ bố mẹ. Do đó, để trẻ phát triển tốt nhất, bố mẹ nên nắm được tâm lý trẻ. Thêm đó, cần cư xử mẫu mực nêu gương cho trẻ.
 
 
——————————————————————
HAPPY HOUSE
Tổ hợp Giáo dục – Vui chơi – Giải trí sắp sửa được khánh thành và đi vào hoạt động tại thành phố Cao Lãnh
Coming soon!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *