Kỹ năng sống cho trẻ:

DẠY TRẺ TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện là điều cần thiết ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Tất cả những người thành công đều sở hữu tư duy phản biện tốt và đều có một quá trình rèn luyện lâu dài. Dạy trẻ tư duy phản biện sớm là điều rất cần thiết để phát triển tư duy, trí não của con.
✅ NÊN HIỂU TƯ DUY PHẢN BIỆN NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG?
 
Trong tiếng Anh tư duy phản biện còn gọi là Critical Thinking. Nó đề cập đến khả năng suy nghĩ rõ ràng và có lập luận đúng đắn về vấn đề. Tư duy phản biện bao gồm:
 
– Suy nghĩ độc lập (independent thinking)
– Suy nghĩ phản chiếu (reflective thinking)
 
Có thể hiểu nôm na, tư duy phản biện là quá trình tiếp nhận thông tin, tìm lập luận phản bác lại kết quả của một quá trình tư duy khác qua đó có thể xác định lại tính chính xác của thông tin.
 
📌 Tuy nhiên, cần phải hiểu đúng, phản biện KHÔNG PHẢI cho phép trẻ tranh cãi, cãi lại người lớn, luôn khư khư bảo vệ ý kiến của bản thân. Thay vào đó, trẻ phải đưa ra lập luận phản biện rõ ràng, logic, nhằm làm sáng tỏ vấn đề và khẳng định tính chính xác của thông tin.
✅ VÌ SAO CẦN DẠY TRẺ TƯ DUY PHẢN BIỆN?
 
Dạy trẻ tư duy phản biện sớm là hành trang cho đường đời của con. Trẻ biết tư duy phản biện đồng nghĩa với việc con có suy nghĩ, khả năng quan sát và phân tích vấn đề. Vì vậy, con sẽ có những chính kiến, lập trình riêng.
 
Ngoài ra, một thực trạng khá phổ biến là nhiều cha mẹ nhìn nhận không chính xác về tư duy phản biện, cho rằng con đi ngược quan điểm với mình là hư, ương bướng, khó bảo. Điều này sẽ dẫn đến việc con sẽ trở nên ngang bướng hơn hoặc lười suy nghĩ hơn bởi cảm thấy quan điểm của mình không được tôn trọng.
✅ DẠY TRẺ TƯ DUY PHẢN BIỆN NHƯ THẾ NÀO?
 
Có thể rèn luyện cho con kỹ năng này bằng các hoạt động thực tế.
 
👉 Thông qua câu chuyện thực tế:
Hàng ngày, các phụ huynh đi làm và cách xử lý công việc ra sao? Các phụ huynh có thể kể những chuyện thích hợp cho các em nghe theo thứ tự: vấn đề – đã tìm hiểu những gì – kết luận thế nào – giải quyết ra sao. Từ đó trẻ sẽ dễ có sự liên tưởng thực tế đến bản thân mình sau này.
 
👉 Thường xuyên đặt câu hỏi cho trẻ dạng “Con nghĩ việc gì sẽ xảy ra?”
Tạo cho trẻ thói quen suy nghĩ, phán đoán trước các tình huống khác nhau của một sự việc. Bằng cách luôn đặt câu hỏi để con tự tìm câu trả lời và phương pháp giải quyết vấn đề là bạn đã dạy con thói quen suy nghĩ.
 
👉 Yêu cầu trẻ phản biện và thuyết phục:
Trẻ nhỏ đôi khi chưa giỏi thuyết phục. Những lúc đó, cha mẹ đừng phủ nhận, chê bai con mà chỉ cần bảo “Lý do đó chưa thuyết phục được cha/mẹ. Cha/mẹ thì nghĩ thế này…, con thấy sao?”. Bằng cách gợi ý câu hỏi khác, cha mẹ sẽ cùng con đào sâu thêm tư duy, tăng khả năng phân tích vấn đề của trẻ.
 
👉 Nếu cha mẹ sai, cha mẹ cần nói lời xin lỗi:
Việc sẵn sàng nhận sai khi biết mình sai thực sự là một kĩ năng quan trọng giúp tư duy của cha mẹ lẫn của con đổi mới rất nhiều. Nhờ vậy trẻ hình thành thói quen biết nhận sai, chứ không phải kiểu nhận sai cho có, hoặc giả vờ nói con sai rồi, con xin lỗi.
 
——————————————————————
HAPPY HOUSE
Tổ hợp Giáo dục – Vui chơi – Giải trí sắp sửa được khánh thành và đi vào hoạt động tại thành phố Cao Lãnh
Coming soon!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *