VUI KHỎE HỌC HAY #49: CHA MẸ CẦN LÀM SAO KHI CON NHÚT NHÁT?

 

  1. Khuyến khích trẻ giao tiếp: Cha mẹ có thể yêu cầu con tương tác và nói chuyện cởi mở với những đứa trẻ ở độ tuổi của mình. Tổ chức một buổi vui chơi vào cuối tuần và mời hàng xóm, trẻ em đi học hoặc anh, chị, em họ cùng tuổi để trẻ có thể kiểm soát được hành vi của mình. Khuyến khích con cởi mở và thoải mái thể hiện cảm xúc là một trong những cách tốt nhất để thúc đẩy sự tương tác cho trẻ.
  2. Cho con luyện tập có kiểm soát

Cha mẹ không nên “đẩy” những đứa trẻ nhút nhát vào các tình huống đòi hỏi tương tác xã hội quá mức, hoặc những tình huống mới có thể khiến chúng cảm thấy thực sự khó chịu. Cha mẹ chỉ cần cho trẻ nhiều cơ hội có kiểm soát để thực hành việc tiếp xúc với những thứ mới, gặp những người mới trong tầm chịu đựng của con và tăng dần mức độ theo thời gian.

  1. Thể hiện sự đồng cảm: cha mẹ đừng phán xét và thể hiện sự không hài lòng với sự nhút nhát của trẻ, vì có thể vô tình khiến trẻ cảm thấy mình không tốt, xấu hổ và thất vọng về bản thân. Cha mẹ hãy đồng cảm và cùng con khắc phục từ từ.
  2. Đừng mặc định trẻ nhút nhát: Các bậc phụ huynh đừng gán cho con là đứa trẻ nhút nhát, đặc biệt trước mặt nhiều người khác, vì trẻ sẽ mất đi sự tự tin và có xu hướng phát triển theo điều mà mọi người nghĩ. Thay vào đó, cha mẹ nên khuyến khích con thực hiện mọi hành vi tích cực để nâng cao sự tự tin. 
  3. Khuyến khích con nói ra suy nghĩ: Cha mẹ nên nói chuyện với con, hỏi về các vấn đề bé gặp phải và cùng giải quyết. Đôi khi, trẻ cảm thấy thiếu tự tin với bạn bè cùng tuổi vì sợ bị trêu chọc. Cha mẹ có thể đưa ra cách giải quyết của mình khi ở độ tuổi tương tự, đừng ra lệnh cho con làm như vậy và hãy mô tả để bé hiểu rõ sự việc để trẻ tự quyết định. Trẻ em thường cảm thấy tốt hơn và tự tin khi được người lớn động viên.
  4. Rèn luyện sự độc lập cho trẻ: Tự thực hành kỹ năng có thể giúp trẻ phản ứng tốt trong các tình huống tương tác xã hội. Trẻ có thể xây dựng sự tự tin, độc lập với hành động đơn giản như trả lời điện thoại, gọi điện và rủ bạn bè đến chơi, tự quyết định xem gia đình sẽ ăn ở đâu, ăn gì hoặc nhờ vả, cảm ơn người lớn.
  5. Đừng ép buộc trẻ: đừng ép buộc con phải thực hiện những việc trẻ không muốn. Trẻ nhút nhát luôn tránh làm bất cứ điều gì chúng cảm thấy không thoải mái. Nếu bị ép buộc, con sẽ khó chịu và tổn thương vì nghĩ bạn không quan tâm cảm xúc của chúng.
  6. Đưa trẻ ra ngoài thường xuyên hơn: Môi trường và những người không quen thuộc sẽ giúp trẻ tương tác nhiều hơn và vượt qua sự nhút nhát của mình. Cha mẹ nên để con tham gia các buổi đi chơi, gặp gỡ những người bạn mới. Vui chơi vận độn thể lực rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ vì nó mang lại rất nhiều lợi ích như tăng miễn dịch, rèn luyện sức khỏe, khám phá nhiều hơn và hơn hết là các kỹ năng xã hội của trẻ được phát triển. Cha mẹ có thể đưa con đến Tổ hợp Giáo dục Vui chơi Giải Trí Happy House để con được vừa chơi vừa học qua những trò chơi vận động giúp tăng cường thể lực, phát triển trí não và giáo dục trẻ những kỹ năng mềm trong cuộc sống, hơn nữa trẻ còn có thể gặp gỡ và vui đùa cùng những người bạn mới, giúp cải thiện sự nhút nhát của con nữa đấy.

Chúc các cha mẹ thành công trong việc đồng hành cùng con nhé.

Đến đây thì Vui Khỏe Học Hay kỳ này cũng đã hết. Cảm ơn quý phụ huynh đã theo dõi. Hãy tham khảo thêm nhiều kỹ năng trong việc nuôi dạy con cùng Vui Khoẻ Học Hay trong các số tiếp theo! Chương trình do An Group thực hiện, phát định kỳ 11:30 trưa thứ 4 và Chủ nhật trên kênh Youtube An Group Official và fanpage Happy House. Kính mời quý phụ huynh đón xem.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *