VUI KHỎE HỌC HAY #29: NHỮNG TRÒ CHƠI GIÚP TRẺ THÔNG MINH HƠN

1. Trò chơi lắp ráp hình khối, lego

Thích hợp cho trẻ từ 2 đến 4 tuổi. Trò chơi này sẽ giúp trẻ nhận diện hình dạng, màu sắc, tăng khả năng sáng tạo cho trẻ, nhận thức không gian và nhiều thứ khác nữa. Các khối lắp ráp là trò chơi trí não cơ bản nhất cho trẻ em mà cha mẹ có thể cho con chơi từ rất sớm.

2. Trò chơi tìm kiếm đồ vật

Cha mẹ có thể chơi cùng con bằng việc cho con tìm trong thiên nhiên những thứ như một bông hoa, 3 tảng đá, nước, lá xanh, lá nâu, cây cỏ, hoa hồng… chẳng hạn. Hoặc trong thư viện thì yêu cầu con tìm kiếm các cuốn sách hay một món đồ chơi mới. Việc tìm ra một mục tiêu trong môi trường lộn xộn sẽ giúp nâng cao hệ thống nhận thức của trẻ.

3. Trò chơi giải câu đố

Có nhiều kiểu câu đố khác nhau để phụ huynh lựa chọn cho con theo độ tuổi. Đối với trẻ lớn hơn và người lớn thì cha mẹ có thể nâng độ khó lên bằng việc chơi các câu đố logic, ô chữ, Sudoku…và thậm chí các khối Rubik. Việc giải câu đố chắc chắn là phép kiểm tra não bộ thú vị và hiệu quả cho bất kỳ lứa tuổi nào.

4. Các trò chơi vận động vượt chướng ngại vật

Hãy đặt ra một trò chơi vận động, ví dụ như làm sao con đi từ điểm A đến điểm B một cách nhanh nhất và phải vượt qua hết các chướng ngại vật trên quãng đường đi. Các bài học này dễ dàng thiết lập và có thể đặt ngay trong phòng khách của bạn, đơn giản như: gối, ghế, bàn, gối ôm, sofa chẳng hạn… Còn có thể bước lên, bò, trườn qua, ném đi… để vượt chướng ngại vật, và con sẽ phải tư duy xem mình phải làm gì trước để đến đích nhanh nhất.

5. Diễn kịch với đồ chơi

Cho trẻ đóng vai và diễn kịch với một món đồ chơi của trẻ như gấu bông, búp bê, siêu nhân… chẳng hạn. Cha mẹ hãy tạo ra một khu vực chơi, dùng chăn màn hay bìa cát tông để tạo ra nhà ở, pháo đài, nhà bếp hoặc bất cứ thứ gì mà con thích và để con tưởng tượng, diễn lại trí tưởng tượng của con. Sẽ giúp trẻ nâng cao tính sáng tạo và trí tưởng tượng cũng như kỹ năng xã hội. Đừng quên, tất cả đều là trò chơi giả vờ, vì vậy hãy khích lệ trẻ làm mọi thứ có thể: xây dựng căn cứ bí mật, lãnh đạo một trận chiến ngoài hành tinh, làm bác sĩ thú y chăm sóc gấu bông bị ốm… v.v

6. Trò chơi kể một câu chuyện

Chọn một trang tạp chí có nhiều yếu tố, con của bạn sẽ phải sáng tạo để kể ra thành một câu chuyện bằng chính các yếu tố có trên trang viết đó. Một ý tưởng vui nhộn khác là thử viết các gợi ý cho vào đầy trong một cái lọ với thật nhiều những mẩu giấy viết các chủ đề, ví dụ như “con quái vật xanh trong lâu đài”, “phi hành gia bị mất tên lửa”, “con bọ rùa có đốm xanh”. Khi bạn càng sáng tạo hơn với những gợi ý, sẽ càng có các câu chuyện vui hơn. Khả năng kể lại câu chuyện đã đòi hỏi trẻ cần biết chú ý và tập trung trong một khoảng thời gian dài. Điều này cũng giúp ích cho trí nhớ của trẻ, vì con sẽ phải theo dõi các nhân vật của câu chuyện, chuỗi sự kiện và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Kể chuyện cũng giúp phát triển ngôn ngữ, từ vựng và sự tự tin.

  1. Cho con đến những khu vui chơi mang tính giáo dục

Bên cạnh việc sáng tạo những trò chơi ngay tại nhà để giúp con thông minh hơn, thì những lúc rảnh, cha mẹ hãy đưa con đến những trung tâm vui chơi giải trí mang tính giáo dục như Happy House, với đa dạng các trò chơi kích thích phát triển trí não và hướng nghiệp cho trẻ như: hóa trang làm bác sĩ, chú công an, tô tượng, xếp hình… đến những trò chơi vận động phát triển thể chất như: leo núi, nhà bóng liên hoàn, đu dây… việc cho trẻ vui chơi và hòa hợp với các bạn nhỏ khác cũng sẽ giúp con tăng khả năng xử lý tình huống trong xã hội.

Cảm ơn quý phụ huynh đã theo dõi. Hãy tham khảo thêm nhiều kỹ năng trong việc nuôi dạy con cùng Vui Khoẻ Học Hay Cùng trong các số tiếp theo! Chương trình do An Group thực hiện, phát định kỳ 11:30 trưa thứ 4 và Chủ nhật trên kênh Youtube Xuân Hiếu Official và fanpage Happy House. Kính mời quý phụ huynh đón xem.



Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *