XỬ TRÍ KHI TRẺ ĐI LẠC (dành cho các bậc phụ huynh)

Từ độ tuổi mầm non, trẻ đã hiếu động, thích chạy nhảy, thích khám phá thế giới xung quanh, thoáng cái đã “đâu mất tiêu”. Điều này đặc biệt thấy rõ khi chúng ta bước vào một khu trung tâm thương mại và chiếc loa phóng thanh luôn tất bật thông báo danh sách dài trẻ lạc đang chờ bố mẹ đến đón.

Nhưng không phải ở đâu cũng sẵn sàng sự hỗ trợ như vậy. Và trong danh sách trẻ bị lạc, đã có những đứa trẻ mãi chưa thể trở về với cha mẹ. Vì thế, phòng tránh trẻ lạc là một trong những bài học kỹ năng khởi đầu, nên được sớm lưu tâm.

ĐI LẠC: KHÔNG CHỈ LÀ LẠC ĐƯỜNG! 😭😭😭

Các bậc phụ huynh cần phải hiểu, “Đi lạc” không chỉ là trẻ bị lạc đường, mà còn là khi trẻ rời khỏi tầm mắt, sự kiểm soát của cha mẹ. Ngay ở nhà, trẻ cũng có thể bị “lạc” và rất dễ xảy ra tai nạn nếu cha mẹ không dõi theo kỹ lưỡng.

📌 Các địa điểm, vị trí khiến trẻ dễ thoát khỏi mắt cha mẹ:

– Cửa ra vào, cửa sổ, cầu thang không có song sắt; lan can không rào chắn, bếp không được cách ly; ổ điện dưới thấp; gạch trơn trợt; máy giặt luôn mở khiến trẻ có thể chui vào nằm ngủ…

– Đi siêu thị, đi dự tiệc, đến nhà người khác chơi, cha mẹ cũng dễ “đánh rơi” trẻ vì mải trò chuyện, chủ quan và lơ là, quên để mắt đến con.

CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH MÀ PHỤ HUYNH CẦN QUAN TÂM:

Phương pháp thụ động: – Dán thông tin của cha mẹ (số điện thoại, địa chỉ…) lên quần áo của trẻ mỗi khi ra ngoài. – Dạy trẻ học thuộc số điện thoại của cha mẹ. – Đeo vòng tay hoặc đồng hồ định vị khi ra ngoài.

Phương pháp chủ động: – Giả lập tình huống đi lạc: cha mẹ cũng có thể chủ động thực hành tình huống “đi lạc” bằng cách đứng 1 nơi quan sát cách xử trí của con mình để kịp thời đưa ra những bổ trợ hữu ích cho con. 

💌 Nguồn: www.sakuramontessori.edu.vn 

 

HAPPY HOUSE

Tổ hợp Giáo dục – Vui chơi – Giải trí sắp sửa được khánh thành và đi vào hoạt động tại thành phố Cao Lãnh

Coming soon!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *