Nguồn gốc sự ra đời của ngày Nhà Giáo Việt Nam 20/11
Ngày nhà giáo Việt Nam (hay ngày lễ Hiến chương nhà giáo Việt Nam) là một ngày kỷ niệm được tổ chức hàng năm vào ngày 20 tháng 11 tại Việt Nam.
An Group mời bạn đọc cùng tìm hiểu đôi chút về nguồn gốc sự ra đời ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 nhé.
Tháng 7/1946: một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (FISE).
Năm 1949 tại hội nghị ở Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục xây dựng một bản Hiến chương các nhà giáo.
Tháng 7/1953 Công đoàn giáo dục Việt nam được gia nhập tổ chức giáo giới quốc tế này.
Tháng 8/1954: tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”, gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:
Đấu tranh chống lại các quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản dân chủ, phản khoa học nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ.
Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chât và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.
Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học.
Từ ngày 26 đến 30/08/1957, tại Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 đã quyết định lấy ngày 20/11 là ngày “Hiến chương các nhà giáo”.
Đối với ở Việt Nam, 20/11/1958 lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc. Đến ngày 20/11/1982 là ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể đầu tiên của cả nước.
Ngày này là dịp để các thế hệ học trò bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy cô giáo. Chúng ta đừng quên gửi những lời yêu thương đến thầy cô của mình nhé.
An Group